Cheat trong tiếng anh có nghĩa là “gian lận”. Việc gian lận trong một số chế độ ăn kiêng là cho phép bản thân được tạm thời phá vỡ các quy tắc nghiêm ngặt một cách có tính toán và có kế hoạch bằng cách ăn nhiều hơn so với hằng ngày.
Mục đích của việc này là để cơ thể có một khoảng thời gian ngắn được nghỉ ngơi, không cần phải ăn kiêng. Điều này giống như việc tự thưởng cho bản thân và giúp tuân thủ theo chế độ ăn kiêng một cách nghiêm chỉnh, lâu dài hơn.
Cũng đều có 2 chữ Cheat, tuy nhiên 2 cụm Cheat Day và Cheat Meal từ này hoàn toàn khác nhau. Nếu những bạn nào giỏi tiếng anh thì sẽ hiểu ngay ý nghĩa của 2 từ này:
- Cheat Meal: chỉ một bữa ăn phá lệ
- Cheat Day: chỉ một ngày ăn phá lệ
Có hai dạng “gian lận” trong quá trình ăn kiêng là Cheat Meal và Cheat Day. Cheat Meal là “một ăn bữa gian lận”, có nghĩa là bạn chỉ được nới lỏng các quy định ăn kiêng trong một bữa duy nhất. Còn Cheat Day là “một ngày ăn gian lận”, có nghĩa là bạn được phép ăn uống thoải mái trong cả một ngày. Nói cách khác Cheat Meal tức là trong 1 ngày 3 bữa bạn vẫn ăn kiêng 2 bữa và chỉ dành 1 bữa ăn tất cả những gì bạn muốn. Còn Cheat Day là bạn được ăn đồ ăn yêu thích cả ngày
2. Bạn phải quyết định mức độ bạn muốn ăn
- Cheat day (Ngày ăn gian): Vào cheat day bạn có thể ăn bất cứ món ăn nào bạn muốn, tùy theo sở thích. Tuy nhiên cần đảm bảo đầy đủ protein – carb – fat cùng hàm lượng calories vượt quá nằm trong mức cho phép.
- Cheat meal (Bữa ăn gian): Một lựa chọn khác bạn có thể sử dụng đó là Cheat meal. Ý tưởng ở đây là bạn ăn uống lành mạnh cả ngày trừ một bữa ăn khi bạn ăn những thứ không phải là một phần của chế độ ăn kiêng theo quy định của mình (thường là những thứ như đồ ăn vặt).
Nhưng….. đừng quá lạm dụng 2 cụm từ này cho quá trình ăn kiêng, vì nếu bạn ăn sai, thì tất cả những sự cố gắng của bạn sẽ trở về 0
…. Và vì thế nên trong quá trình eat clean bên Huyền, rất hiếm khi đề cập đến 2 cụm từ này, để bạn tự khắc khe với bản thân hơn, tự giảm cám dỗ trước những món ăn bình thường….
Nguồn: Nhóm eatclean